Chào mừng bạn đến với Vật Tư Lan Sài Gòn!

Bệnh tuyến trùng hại cây trồng - nguyên nhân và giải pháp

Hà Ngọc Sam 16/03/2021
benh-tuyen-trung-hai-cay-trong-nguyen-nhan-va-giai-phap

Tuyến trùng là gì?

Tuyến trùng là giống giun tròn, có kích thước rất nhỏ, mắt thường chúng ta không nhìn thấy được, chúng có khoảng hơn ngàn loài, được phân ra làm 3 nhóm bệnh chính:

+ Tuyến trùng gây bệnh huyết sưng.

+ Tuyến trùng gây bệnh huyết thương.

+ Tuyến trùng gây bệnh lở loét thối rễ.

Tác hại của tuyến trùng?

+ Tuyến trùng cản trở, chích hút chất dinh dưỡng làm cây héo úa, thiếu sức sống.

+ Tạo ra các nốt u sần ở rễ (bị nặng).

+ Gây xoắn lá, vàng lá, rụng lá.

+ Là trung gian “mở đường” cho các bệnh hại khác nhập xâm

+ Đặc điểm của bệnh là gây hại không đồng đều trong vườn cây

 Vì tuyến trùng không thể nhìn thấy bằng mắt thường được nên việc phát hiện tuyến trùng gây hại rất khó. Trong trường hợp tuyến trùng gây nốt sần chúng ta có thể dễ dàng thấy biểu hiện trên rễ có những khối u sần xuất hiện. Tuy nhiên, ở giai đoạn thấy rễ u sần hay thối nhũng thì đã quá muộn.

Chúng ta có thể phát hiện sớm thông qua biểu hiện ban đầu của cây như sau: cây héo úa, còi cọc, thiếu sức sống. Vì tuyến trùng cản trở sự hút nước và chất dinh dưỡng của cây nên một số trường hợp ta sẽ thấy lá bị xoắn, vàng lá, rụng lá sớm, chết mầm. Điều quan trọng là các biểu hiện này không đồng đều trên toàn vườn vì mật số tuyến trùng không phân bố đều.

Tuyến trùng thường không gây chết cây ngay nhưng làm cho cây trồng không thể phát triển bình thường, làm cây thiếu sức sống. Bên cạnh đó, chúng tạo ra các vết thương trên rễ cây, “mở đường” cho các vi sinh vật có hại khác xâm nhập dễ dàng hơn, khả năng cây bệnh cao hơn. Ngoài ra, tuyến trùng còn có thể truyền virus gây bệnh cho cây.

Để trị tuyến trùng hiệu quả, nên sử dụng một trong các cách sau:

Áp dụng biên pháp luân canh, xen canh cây trồng. Sử dụng giống sạch bệnh, giá thể làm bầu cây cần xử lý đảm bảo không có mầm bệnh.

Giữ cỏ trong vườn nhằm phân tán lực lượng của tuyến trùng tấn công vào cây trồng “mục tiêu”. Sau khi cỏ cao thì cắt bớt phần ngọn bỏ tại vườn để giữ ẩm cho đất vào mùa khô và tạo độ tơi xốp cho đất.

Đây là một thành phần quan trọng trong môi trường canh tác vì mỗi vùng đất sẽ phát triển những loại cỏ “bản địa” khác nhau, mỗi loại cỏ đã được thích nghi, mang trong mình những loại vi sinh, hoạt chất mang tính đối kháng để tiêu diệt các loại nấm bệnh, vi sinh có hại và tạo môi trường cho các loại nấm, vi sinh vật có lợi phát triển.

Đây cũng là “lực lượng” giúp cân bằng độ pH trong đất. Gián tiếp chuyển hóa các loại dinh dưỡng thành các thành phần mà cây trồng có thể hấp thu.

Bên cạnh đó chúng ta sử dụng các loại chế phẩm để xử lý:

- Cách 1: Tervigo 020SC pha 1cc/lit nước

- Cách 2: Forfox pha 1cc/lit nước

- Cách 3: Tervigo 020SC 1cc + Ridolmil Gold 1gr pha với 1 lít nước.

Phun 2 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần. Lưu ý phun cả vùng rễ của cây. Với cây trồng trong đất, cần tưới đẫm quanh gốc cây.

Dùng các loại cây có tính kháng tuyến trùng có tác dụng gây ngộ độc và xua đuổi tuyến trùng. Như các loại cây họ đậu, rễ cây ruốc cá, hạt và lá cây sầu đâu rừng, cây bông cúc vạn thọ…

Thường xuyên theo dõi và kiểm tra vườn cây để phát hiện bệnh sớm và xử lý kịp thời.

Không sử dụng quá nhiều phân hóa học đa lượng (NPK) để thúc cây lớn nhanh. Mà cần bón bổ sung các dinh dưỡng trung, vi lượng cần thiết cho cây trồng…

Kiểm tra pH định kỳ bằng giấy quỳ tím, nhất là với cây ăn quả để có cách xử lý kịp thời sao cho đất trồng không bị chua (đây là loại cây có mật độ tuyến trùng nhiều).

Trên đây là cách phòng trị tuyến trùng. Vật Tư Lan Sài Gòn chúc anh chị có khu vườn sạch bệnh!

Nguồn: Sưu tầm

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN