-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Gieo trồng hạt giống
Bước 1: Ngâm hạt trong nước ấm khoảng 4 tiếng, vớt ra, ủ vào khăn ẩm cho nứt nanh rồi đem gieo vào khay ươm.
Bước 2: Gieo hạt giống theo hàng. Mùa nắng gieo với mật độ dày sẽ cho năng suất cao. Mùa mưa ít nắng thì gieo thưa để dễ chăm sóc và thu hái.
Bước 3: Sau khi gieo phủ một lớp đất mỏng lên hạt, tưới nhẹ bằng bình phun sương. Để khay ươm nơi râm mát, giữ ẩm thường xuyên cho khay. Nếu điều kiện thích hợp thì sau khoảng 5 ngày gieo hạt sẽ xuất hiện cây con.
Hạt giống đậu đũa trưởng thành là loại cây ưa ẩm, ưa ánh sáng. Cần duy trì độ ẩm cho cây bằng cách tưới nước 2 lần/ngày vào mùa hè, 1 lần/ ngày vào mùa đông.
Đặc biệt ở giai đoạn từ lúc gieo hạt đến khi cây cí 6 cặp lá thật và thời kỳ ra hoa đậu quả, cần cung cấp nước đủ nước thường xuyên và duy trì độ ẩm ở mức 70-80% nhưng không được để bị úng ngập, dễ thối rễ.
Khi đậu đũa có dây leo, tiến hành làm giàn cho cây. Nên sử dụng giàn tre sẽ giúp leo tốt hơn, chiều cao giàn khoảng 2m.ở ai giai đoạn tạo giàn, thường xuyên làm cỏ, xới xáo đất thông thoáng giúp bộ rễ của đậu đũa phát triển.
Bón phân: bón lần 1 từ khi cây cong non, lần 2 từ khi cây bắt đầu bám giàn và lần 3 từ khi cây ra hoa và cho quả. Chỉ nên dung các loại phân đạm và kali thông thường để bón cho cây đậu đũa theo liều lượng nhất định. tránh bón nhiều sẽ gây sót cây.
Sau khoảng 40 ngày gieo hạt, cây bắt đầu cho hoa lở rộ, khoảng 2-3 ngày sau là có dấu hiệu tạo quả. Khi quả đạt chiều dài 30-50 cm thì cần tỉa bớt lá già để cho dàn thông thoáng đón được nhiều ánh sáng mặt trời giúp quả mau lớn.
Phòng trừ sâu bệnh: các loại sâu thường gặp khi gieo trồng đậu đữa là dồi đục thân gây hại trong giai đoạn cây non, dòi đục lá gây hại trong giai đoạn sinh trưởng, phát triển. Ở giai đoạn cây ra hoa, ra quả có dòi đục quả, nhện đỏ và bọ trĩ thường phát dinh gây hại. Cần thường xuyên kiểm tra giàn để phát hiện và phun thuốc kịp thời.