Chào mừng bạn đến với Vật Tư Lan Sài Gòn!

Giới thiệu toàn tập về họ lan orchidaceae!

Hà Ngọc Sam 22/03/2021
gioi-thieu-toan-tap-ve-ho-lan-orchidaceae

 CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU

Họ Lan (Orchidaceae) là một họ thực vật có hoa, thuộc bộ Măng tây - Asparagales, lớp thực vật một lá mầm - Monocotyledon . (Theo phân loại của APG)[1] Trước đây nó được để trong bộ Orchidales.

Sắp xếp theo bậc phân loại từ cao đến thấp:

Tiếng Việt / Tiếng Anh/ Tiếng Latin

- Giới (Kingdom/Regnum)

- Ngành (Division/ Phylum )

- Lớp (Class/ Classis )

- Bộ (Order/ Ordo)

- Họ (Family/ Familia)

- Chi (giống) (Genus/ Genus)

- Loài (Species/ Species)

Vị trí HỌ LAN Orchidaceae trong nhóm phân loại:

- Giới : Plantae (Giới thực vật)

- Ngành: Angiospermae (Ngành Thực vật có hoa còn gọi là thực vật hạt kín hay thực vật bí tử)

- Lớp: Monocotyledon (Lớp thực vật một lá mầm)

- Bộ : Asparagales (Bộ Măng Tây)

- Họ : Orchidaceae (Họ Lan)

Họ Lan (Orchidaceae) là một trong những họ lớn nhất của thực vật, và chúng phân bổ nhiều nơi trên thế giới, ngoại trừ châu Nam Cực.

Số lượng loài và chi hiện không ngừng tăng lên theo thời gian, đặc biệt là các loài lai làm cho họ lan (Orchidaceae) trở thành một trong những họ thực vật lớn nhất thế giới

Theo số liệu mới nhất của các giáo sư hàng đầu thế giới thì tổng số loài lan trên toàn thế giới khoảng 37.000 loài.

Tuy nhiên tính theo số liệu hiện nay và số tên lan được xác nhận và chấp nhận là khoảng 27000 gần 28000. Có thể xem số liệu tại :

_The Plant List - nơi tổng hợp thông tin từ các vườn quốc gia lớn và uy tín nhất thế giới. http://www.theplantlist.org/1.1/browse/A/Orchidaceae/

_ Royal Horticultural Society - Hiệp Hội Vườn Thảo Mộc Hoàng Gia Anh Quốc - Nơi đăng kí tên quốc tế các cây lan lai tạo. RHS là nơi xác nhận cũng như thống nhất các tên cây lai trên toàn thế giới và được công nhận. https://www.rhs.org.uk/.../orchid-reg-1315-apr-jun-2016

Ngoài ra, kể từ khi du nhập các loài từ khu vực nhiệt đới vào trong thế kỷ 19 thì các nhà làm vườn châu Âu và Bắc Mỹ đã bổ sung thêm khoảng 100.000 loại cây lai ghép và giống cây trồng.

Số lượng loài lan cao gấp 4 lần số lượng loài động vật có vú hay hơn 2 lần số lượng loài chim. Nó chiếm khoảng 6–11% số lượng loài thực vật có hoa. Khoảng 800 loài lan mới được bổ sung thêm mỗi năm. Các chi lớn nhất là:

- Bulbophyllum (Chi Lan lọng, Lan củ) khoảng 2.000 loài,

- Epidendrum (Chi Trúc lan) khoảng 1.500 loài,

- Dendrobium (Chi Lan hoàng thảo) khoảng 1.400 loài

- Pleurothallis (khoảng 1.000 loài).

....

Lịch sử phân loại họ Phong lan

1753: Linné trong tác phẩm Species Plantarum công nhận 8 chi trong họ

1789: Jussieu trong Genera plantarum xác nhận Orchidaceae là một họ thực vật

1800: Olof Peter Swartz trong Icones plantarum incognitarum quas in India Occidentali mô tả 25 chi

1804: Thouars mô tả chi Bulbophyllum, hiện nay là chi lớn nhất trong họ với khoảng 2000 loài chi tiết

1817: Louis Claude Richard giải thích các đặc điểm mô tả họ Phong lan

1830-1840: John Lindley phân loại họ Phong lan Orchidaceae thành 4 phân họ. Ông được coi là cha đẻ của phân loại phong lan.

1881: George Bentham trong khi nghiên cứu đã đề xuất ra một đơn vị phân loại mới là phân tông[cần dẫn nguồn]

1887: Pfitzer chia họ lan thành phân họ đơn nhị Monandrae và đa nhị Diandrae[cần dẫn nguồn]

1993: Dressler công bố Phylogeny and Classification of the Orchid Family (Phân loại và phát sinh loài trong họ Phong lan)

1998: Cameron và cộng sự sau khi phân tích gen rbcL và chuỗi nucleotide đã công bố cây phát sinh loài của họ Lan

2003: APG phát hành hệ thống APG II trong đó xếp họ Phong lan vào bộ Măng tây

2005: Chase và cộng sự xuất bản một hệ thống phân loại mới dựa trên cơ sở phân tích ADN;

 Các hệ thống phân loại

Các hệ thống phân loại cũ (hệ Takhtajan thập niên 1950,[cần dẫn nguồn] hệ Cronquist năm 1981,[cần dẫn nguồn] hệ Dahlgren năm 1989[cần dẫn nguồn] và hệ Thorne năm 1992[cần dẫn nguồn]) xếp họ này cùng với vài họ khác vào bộ Phong lan Orchidales. Các hệ thống APG II và APG III xếp nó vào bộ Măng tây Asparagales. Cả hai bộ đều thuộc về nhóm thực vật một lá mầm Monocots.

Hoa lan được người Á Châu liệt vào hàng Vương giả chi hoa. Hoa lan Disa uniflora được mệnh danh là: Hoa của thượng đế (The flower of the God), lan Cattleya là Nữ hoàng của loài hoa (Queen of the flowers), hoa lan Angraecum sesquipedale là: Ngôi sao của thành Bê-lem (The star of Bethlehem), lan Brassavola nodosa: giai nhân trong bóng đêm.

CHƯƠNG II. PHÂN BỔ

Họ Orchidaceae phân bổ rộng khắp thế giới, gần như có thể có mặt trong mọi môi trường sống, ngoại trừ các sa mạc và sông băng. Phần lớn các loài được tìm thấy trong khu vực nhiệt đới, chủ yếu là châu Á, Nam Mỹ và Trung Mỹ. Chúng cũng được tìm thấy tại các vĩ độ cao hơn vòng Bắc cực, ở miền nam Patagonia và thậm chí trên đảo Macquarie, gần với châu Nam Cực.

Danh sách dưới đây liệt kê gần đúng sự phân bổ của họ này:

• Nhiệt đới châu Mỹ: 250 - 270 chi

• Nhiệt đới châu Á: 260 - 300 chi

• Nhiệt đới châu Phi: 230 - 270 chi

• châu Đại Dương: 50 - 70 chi

• châu Âu và ôn đới châu Á: 40 - 60 chi

• Bắc Mỹ: 20 - 25 chi

Một nghiên cứu đăng trong tạp chí Nature đã chỉ ra rằng nguồn gốc họ Lan có xuất phát điểm lâu đời hơn so với dự tính ban đầu, có lẽ khoảng 76-84 triệu năm trước

 CHƯƠNG 3: PHÂN LOẠI

3.1 PHÂN LOẠI THEO KHOA HỌC

Họ này được công nhận trong mọi hệ thống phân loại và hệ thống APG II năm 2003 đặt nó trong bộ Asparagales (Bộ Măng Tây)

Phân loại họ này luôn luôn thay đổi, do các nghiên cứu mới vẫn tiếp tục nhận dạng nhiều yếu tố phân loại mới.

Hiện tại người ta công nhận 5 phân họ. Biểu đồ dưới đây được lập theo hệ thống APG:

- Apostasioideae (Phân họ Giả lan, phân họ cổ lan): 2 chi và 16 loài, tây nam châu Á

- Cypripedioideae (Phân họ lan hài): 5 chi và 130 loài, khu vực ôn đới của thế giới cũng như nhiệt đới châu Mỹ và châu Á

- Vanilloideae (Phân họ Vani): 15 chi và 180 loài, khu vực cận nhiệt đới và ôn đới ẩm ướt, miền đông Bắc Mỹ

- Epidendroideae (Phân họ lan biểu sinh) [2]: khoảng 650 chi và khoảng 18.000 loài, khắp thế giới.

- Orchidoideae (Phân họ lan): 208 chi và khoảng 3.755 loài, khắp thế giới

3.2 PHÂN LOẠI THEO ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI THÂN CÂY

Căn cứ vào đặc điểm hình thái thân cây có thể chia lan làm hai nhóm;

a) Nhóm đơn thân: đây là nhóm chỉ tăng trưởng về chiều cao làm cho cây dài ra mãi.

Nhóm đơn thân chia thành 2 nhóm phụ:

– Nhóm phụ lá mọc đối (Sarcanthinae): nhóm này lá được xếp thành 2 hàng mọc đối nhau, lá trên một hàng xen kẽ với lá của hàng kia. Gồm các giống như: Vanda (Chi Vanda), Aerides (Chi lan giáng hương), Phalaenopsis (Chi lan Hồ điệp)…

– Nhóm phụ lá dẹp thẳng hay tròn (Campylocentrinae): Papilionanthe, Luisia…

b) Nhóm đa thân: đây là nhóm gồm những cây tăng trưởng liên tục. Căn cứ vào cách ra hoa nhóm này chia thành 2 nhóm phụ:

– Nhóm ra hoa phía trên: Cymbidium (Chi lan kiếm), Dendrobium(Chi lan hoàng thảo), Oncidium (Chi lan vũ nữ)…

– Nhóm ra hoa ở đỉnh: Cattleya (Chi Cát lan), Laelia (Chi Laelia), Epidendrum (Chi trúc lan)…

Ngoài ra còn có một số giống mang tính chất trung gian như: Centropetatum, Phackyphllum, Dichaea…

3.3 PHÂN LOẠI THEO MÔI TRƯỜNG SỐNG CỦA LAN

Căn cứ vào môi trường sống của lan cũng có thể chia thành 4 loại:

Lan đất hay địa lan, Bán địa lan, Phong lan rễ gió, và lan bán rễ gió. Biết được sự tương quan giữa rễ với giá thể và cách trồng cây lan để chúng ta trồng chúng cho phù hợp với từng nhóm

a) Nhóm địa lan

Có hệ thống rễ ở dưới đất hoặc trong giá thể có đặc điểm gần như đất. Nhóm này gồm các loại lan có củ mập ở dưới mặt đất (Spathoglottis Plicata - Lan chu đình tím ...), có bộ rễ ăn sâu xuống đất, dễ trồng nhất, chất trồng chính là đất trôn với rơm rác, tro trấu, phân chuồng, tưới nước ít, cây có thể ra hoa quanh năm, nhất là vào mùa mưa.

b) Nhóm bán địa lan.

Nhóm này có thể có củ hoặc không có củ, hệ thống rễ ăn xuống đất hoặc bám ở các nơi có lá cây mục, phân mùn, gốc cây, như lan Kiếm Cymbidium, Lan hài Paphiopedilum, Lan bầu rượu Calanthe vv... Khi trồng, chỉ cần cho phần rễ ăn xuống đất phân, còn phần thân và củ, nếu có, phải ở trên mặt đất. Gía thể phải tơi xốp hơn so với địa lan, có thể là lá mục, than vụn, xơ dừa, tro trấu, phân chuồn đã hoai vv... Có loại qua mùa khô, lá rụng hết như lan bầu rượu, đến mùa mưa thì lại ra lá, ra hoa. Có loại không rụng lá như Lan hài, Lan gấm, Lan kiếm, nhưng chỉ ra hoa theo mùa, thường vào đầu mùa mưa.

c) Nhóm lan rễ gió (rễ không khí)

Nhóm có hệ thống rễ là rễ gió hoàn toàn hay rễ không khí.

Loại này có khả năng hút dưỡng chất trong hơi nước, trong không khí và các chất bụi gỗ, lá mục ở thân cây. Rễ khí sinh phát triển mạnh, bao phủ một lớp mô xốp dày dùng dự trữ nước. Rễ cũng quang hợp được với ánh nắng, nên thường chìa ra ngoài và thích thông thoáng. Đó là lan Ngọc điểm, Vanda, Bò cạp v.v... Vì vậy, khi trồng phải để giá thể thật thông thoáng, để than to, vỏ thông cỡ to chậu có lổ to hoặc trong giỏ gỗ hay ghép vào khúc cây là tốt nhất. Riêng đơn thân rễ gió rất cần độ ẩm tiểu khí hậu cao.

MÀNG BAO RỄ là lớp bao quanh các rễ khí sinh của những cây biểu sinh (phong lan), gồm các tế bào chết, rỗng, xốp nằm phía ngoài ngoại bì và có khả năng hấp thụ nước trên bề mặt. Các tế bào cuả MBR dày, hình xoắn, bóng mờ cho phép ánh sáng xuyên qua các mô quang hợp ở bên trong.

d) Nhóm rễ bán rễ gió (rễ bán không khí)

Loại này có rễ nhỏ, nhưng rất nhiều, bám vào bề mặt của chậu, của giá thể, như Hoàng thảo Dendrobium, Vũ nữ Oncidium, Cát lan Cattleya vv... Trồng với giá thể thoáng, dưới than, giữa bảng dớn, trên rêu rừng là khá phù hợp, chậu cũng phải có nhiều lỗ để rễ bò ra hoặc ghép vào khúc gỗ với một ít xơ dừa, rêu, tảo giữ ẩm.

Phía trên là theo quan điểm tác giả Ngô Lâm, và theo quan điểm khác thì chia 4 loại:

Epiphytes Phong lan bám vào cành hay thân cây.

Terestrials Địa lan mọc dưới đất.

Lithophytes Thạch lan mọc ở các kẽ đá.

Saprophytes Hoại lan mọc trên lớp rêu hay gỗ mục

Nguồn: Nguyễn Đức Tiến

 

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN