-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-

Vì sao lan bị chết? nguyên nhân và cách khắc phục
08/03/2021

Lan bị thối dẫn đến hư hỏng ngoài nguyên do giá thể giữ nhiều nước, quá ẩm ướt hoặc nắng hạn. Bên cạnh đó còn các nguyên nhân dưới đây – anh/chị nhớ lưu ý để tránh rơi tình trạng Lan bị hỏng nhé!
1. LAN MẤT SỨC - KIỆT SỨC
- Kiệt sức vì không có rễ hoặc có rễ mà rễ đã thối nên không hề hút được nước và dinh dưỡng.
- Kiệt sức vì ép ra hoa hoặc chích kích hoa quá tàn nhẫn để ép đẻ keiki hoặc con.
- Trường hợp không có rễ nhưng tiểu khí hậu tốt, thoáng khí và độ ẩm không khí cao, nắng không gay gắt và nhiệt độ ôn hòa dưới 33 độ thì lan vẫn có thể từ từ đẻ con và ra rễ được. Nhưng chỉ cần 1 trong các điều kiện trên không đảm bảo, thì tỉ lệ hư rất cao, kiều hư dần dần.
2. BỊ SỐC PHÂN BÓN, THUỐC
- Mỗi cây lan và mỗi giai đoạn phát triển của lan đều có một "ngưỡng" chịu đựng khác nhau.
Ví dụ: 1 chậu Đai Châu trưởng thành và quen ăn phân bạn có thể phun NPK liều 6 gam pha 1 lít nước, nhưng liều như vậy phun cho Phi Điệp thì cây có lẽ sẽ hỏng luôn.
- Vì thế khi dùng phân bón, chế phẩm, thuốc cho lan, bạn nên tập dần dần cho lan quen từ từ. Đừng dại dột nghe khuyên "tuyệt chiêu" này tuyệt chiêu kia. Mỗi giàn lan và giống lan cần phải linh động, làm theo đúng "quy trình", đừng làm theo "chiêu trò, chiêu thức". Thấy người ta bón 100 viên phân tan chậm cho 1 chậu lan đường kính 14cm, mình cũng học theo, cuối cùng thì lan nhà mình chết gục sau vài ngày mà không thể lý giải được. Vì 100 viên phân bạn thấy trong chậu, không phải người ta bỏ vào 1 lần, mà là cứ 3 tháng người ta lại cho thêm 25 viên, sau 1 năm mới thành ra 100 viên như bạn nhìn thấy.
3. BỊ HƯ THỐI DO VI KHUẨN
- Nhất là vi khuẩn gây thối nhũn là vi khuẩn thủy sinh, nghĩa là mưa nhiều, môi trường quá ẩm ướt là điều kiệm sống và phát triển của vi khuẩn. Giá thể ướt không làm lan hư, lan hư là do vi khuẩn xâm nhập vào, mà sự ẩm ướt của giá thể là điều kiện thích hợp để vi khuẩn sinh sống.
- Nấm gây bệnh hư nhanh cũng là nấm thủy sinh. Vì thế mưa dầm hoặc không khí quá tù túng, ẩm độ cao làm nấm sinh sôi nảy nở nhanh. Vì vậy chúng ta phải đảm bảo Giá Thể Sạch, Không Khí Sạch, Nước Sạch, Phân Sạch
- Một quan trọng là sức đề kháng và khả năng chịu đựng của lan nhà bạn đến đâu. Sức đề kháng cao thì dù nấm khuẩn có đầy rẫy cũng không bệnh được. Cũng như con người vậy, người sức đề kháng tốt thì ở cùng người bệnh cũng không bị lây bệnh.
- Vậy làm sao để lan có sức đề kháng cao? Đó là sự cân đối trong dinh dưỡng - đó là cây cần Đa Lượng (Đạm, Lân, Kali - NPK), Trung Lượng (Canxi, Magie, Lưu Huỳnh - Ca, Mg, S) và Vi Lượng (Sắt, Kẽm, Đồng, Molipden, Bo, Mangan...- Fe, Zn, Cu, M, B, Mn...).
- Hoặc sai lầm khác đó là bón phân quá cực đoan, chỉ tập trung vào 1 chất nào đó, ví dụ suốt cả năm chỉ cho lan ăn 30.10.10 để lan to và dài, không thắt ngọn. Để cây lan trong chuồng cọp thì lan sống được, chuyển sang giàn khác với điều kiện ăn nước mưa vài lần có khi lan chết luôn.
- Ngoài ra còn vài trường hợp nữa nhưng ít gặp như tích sâu: sốc nhiệt, sốc nắng, sát thương vật lý (dập, gẫy, va đập...), chó cắn, chuột gặm, sâu ăn...
Nguồn: Nguyễn Ngọc Hà
Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.